Cảm xúc, mong muốn của các cầu thủ, ngay cả với siêu sao hàng đầu thế giới như Lionel Messi, vẫn bị đặt dưới các thứ bậc ưu tiên của CLB hoặc đối tác tài trợ.

Như một sự sắp đặt của số phận, hành trình của Messi bắt đầu và kết thúc tại Barcelona đều liên quan tới những chiếc khăn lau. Bản hợp đồng đầu tiên của anh với Barca được ký ngay trên một tờ giấy ăn. Trong buổi họp báo cuối cùng với tư cách cầu thủ Barca, Messi không thể cầm được nước mắt khi nói lời chia tay. Người vợ Antonella đã phải đưa anh một chiếc khăn lau nước mắt.

Messi họp báo chia tay Barca

Xúc động là thế, nhưng những lời tiễn biệt đẫm lệ của Messi lại được Barca xem như… content (nội dung). Trên kênh Youtube phát trực tiếp sự kiện chia tay, Barca gắn một loạt đường dẫn mời gọi người xem đăng ký thuê bao BarcaTV. Cửa hàng trực tuyến của đội bóng vẫn bày bán quần áo, nam châm, bình nước, quần áo và thậm chí cả áo đấu Messi mùa giải 2021-2022 với giá tới 160 euro!

Nếu Messi… thù dai, có lẽ anh đã tận dụng cơ hội này để đả kích một số người: từ Chủ tịch Joan Laporta cho đến ban lãnh đạo cũ. Laporta từng hứa hẹn về một bản hợp đồng mới không bao giờ được ký, trong khi chính ban lãnh đạo cũ và những quyết định tệ hại đã đẩy tình hình tài chính của Barca tới mức bi đát như hiện tại. Nhưng ngay cả trong khoảnh khắc “buồn nhất sự nghiệp”, Messi vẫn chỉ thể hiện sự tôn trọng và tiếc nuối khi hoàn cảnh không cho phép anh ở lại CLB gắn bó từ bé, khiến những đứa con anh phải chứng kiến cha khóc và rời bỏ thành phố chúng gắn bó từ khi sinh ra.

Nhưng ít có ý kiến cho rằng Messi – hoặc giới cầu thủ siêu giàu nói chung – là một nạn nhân. Đã có những thắc mắc kiểu “Nếu Messi buồn đến vậy vì phải rời Barca, tại sao không tặng đội nhà toàn bộ tiền lương mà lại sang PSG để nhận lương 35 triệu euro mỗi năm?”, “Nếu Messi yêu Barca nhiều, tại sao anh không chơi bóng … miễn phí?”…

Đây không chỉ là một quan điểm nực cười mà còn hoàn toàn sai trái. Messi đã chấp nhận mức giảm lương lên đến 50%, nhưng trong thực tế nếu anh có đồng ý đá không lương, Barca vẫn không thể đăng ký thi đấu theo quy định của La Liga (mức lương trong hợp đồng mới không được thấp hơn 50% so với trước). Và trong mọi hoàn cảnh, việc cầu thủ tài năng nhất thế giới phải chơi không lương chỉ cho thấy một góc nhìn thiếu khách quan.

Câu hỏi ngược lại được đặt ra: Laporta có hành nghề luật sư miễn phí không? Những nhãn hàng được hưởng lợi từ Messi nhiều năm qua như Pepsi, Rakuten hay Adidas có chấp nhận đem cho không sản phẩm của mình hay không? Hay những chủ nợ Goldman Sachs và Allianz cùng những ngân hàng đầu tư khác liệu có sẵn sàng … xóa bỏ khoản nợ khổng lồ của Barca vì “tình yêu bóng đá” hay không?

Trong mọi trường hợp khi kinh phí cần được siết chặt, những người thực sự đem lại lợi nhuận cho đội bóng là cầu thủ sẽ phải giơ đầu chịu báng. Bài học từ tấm gương Messi cho thấy các siêu sao cũng không thể miễn nhiễm trước sức ép của những quyền lực cao và giàu toan tính trong bóng đá.

Cuộc đấu tranh vốn thường xuyên diễn ra ở quy mô nhỏ hơn: một đội quân những cầu thủ trẻ tài năng lãng phí những năm tháng tốt đẹp nhất của họ cho đội hình của các CLB lớn, được cho mượn chỉ bằng một nhát bút. Có thể một số người được trả lương cao để “ngồi mát ăn bát vàng”. Nhưng tiền là gì mà không có quyền lực? Thời gian để kiếm tiền của một cầu thủ giỏi là vô cùng ngắn, trong khi giá trị mà họ tạo ra cho những người khác – chủ sở hữu, nhà tài trợ, người quản lý, đài truyền hình, công ty cổ phần tư nhân… – là rất lớn. Làm thế nào mà họ chỉ được hưởng những biện pháp bảo vệ lao động sơ sài nhất?

Messi muốn ở lại, và đã chờ hơn tháng sau khi hết hợp đồng để tái ký với Barca, nhưng vẫn không được như ý. Ảnh: AFP

Messi muốn ở lại, và đã chờ hơn tháng sau khi hết hợp đồng để tái ký với Barca, nhưng vẫn không được như ý. Ảnh: AFP

Làm thế nào mà cầu thủ vĩ đại nhất trong thế hệ của họ – một người đã tạo ra nhiều của cải hơn, nhiều nội dung hơn, nhiều niềm vui thuần khiết hơn bất kỳ cầu thủ bóng đá nào khác – lại bị từ chối quyền quản lý cơ bản trong sự nghiệp của anh ấy? Có lẽ lý do khiến tất cả những điều này có vẻ phản cảm là vì đã có lúc nhìn Messi trên sân như thể một bức tường thành chống lại tất cả những điều này, điều tốt đẹp cuối cùng trong một thế giới của những giao dịch và gian dối.

Mọi thứ bên ngoài có thể khủng hoảng, nhưng chừng nào Messi còn ở Barcelona và khoác chiếc áo màu đỏ xanh với một quả bóng dưới chân, bóng đá vẫn như một tấm bản đồ có thể điều hướng được. Song có lẽ đó là một ảo tưởng về một thế giới chắc chưa bao giờ tồn tại. Rốt cuộc, làm sao để giải thích dòng chảy đã cuốn Messi từ Rosario đến Barca ngay từ đầu?

Khi Messi miễn cưỡng dọn hành lý đến Paris để khoác áo PSG – một trong ba CLB trên thế giới vẫn có thể mở hầu bao vì anh, anh không phải là người duy nhất phải chấp nhận sự thay đổi. Cơ cấu tài chính của bóng đá, các thể chế của nó, thị trường lao động, cấu trúc quản trị của nó, sự cân bằng cạnh tranh của nó… tất cả đều đã bị phá vỡ. Trong những thời điểm tốt hơn, sự phi lý này sẽ là một thời điểm để thế giới bóng đá tạm dừng và suy ngẫm, thậm chí có thể rút lại và kháng cự.

Thay vào đó, Messi đã tức tốc tới Paris và sự thay đổi này sẽ phải được chấp nhận như chính anh chia sẻ: “Ban đầu nó sẽ rất kỳ lạ. Nhưng mọi người sẽ quen với điều đó, như chúng ta vẫn luôn làm”.

Thịnh Joey (theo Guardian)


    Thông tin thêm   

Nhà cái W88 tặng ngay 90.000 VND miễn phí khi đăng ký thành công tài khoản để người chơi có thể tham gia chơi đánh bài ăn tiền, cá độ thể thao, xổ số online, bắn cá,… Thắng sẽ được phép rút toàn bộ tiền mặt về tài khoản ngân hàng cá nhân

Link đăng ký nhận 90.000 VND miễn phí

Link 1   –  Link 2   –  Link 3